default_mobilelogo

Các loại máy in hóa đơn thông dụng trên thị trường

Ngày nay, máy in hóa đơn là thiết bị không thể thiếu trong các mô hình kinh doanh, văn phòng hiện đại. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người ta thiết kế ra các loại máy in hóa đơn phù hợp. Tuy nhiên, với rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, tính năng, kết nối... không dễ để khách hàng có thể chọn mua máy in hóa đơn phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Dưới đây, Thiết Bị Bán Hàng sẽ phân loại các dòng máy in hóa đơn theo các tiêu chí cụ thể và phân tích, hy vọng sẽ giúp các bạn chọn được máy in hóa đơn tốt nhất cho mình.

I. Phân loại máy in hóa đơn theo công nghệ in

Có 3 loại máy in hóa đơn phổ biến nhất, đó là máy in nhiệt, máy in kim, và máy in phun mực.

1. Máy in kim

Máy in kim có tên tiếng anh là dot matrix printer, được thiết kế có các mũi kim siêu nhỏ ở đầu in và tác động lên giấy in chuyên dụng được tổng hợp từ carbon để lưu trữ dữ liệu. Ưu điểm của máy in kim là có chi phí đầu tư thấp, giấy in và ruy-băng mực được sản xuất đại trà có giá khá rẻ; dữ liệu được lưu trữ trên giấy rõ nét, có thể lưu trữ lâu dài. Tuy nhiên máy in kim có hạn chế là gây tiếng ồn trong quá trình in khi đầu in tiếp xúc với mặt giấy và tốc độ in khá chậm.

Các loại máy in hóa đơn thông dụng

Hình ảnh máy in kim

Thông thường có 2 loại giấy in kim nếu phân loại theo khổ giấy sử dụng, đó là:

Máy in kim giấy cuộn

Máy in kim giấy cuộn thường được gọi là "máy in kim k80" sử dụng khổ giấy in 80mm). Máy in kim khổ 80mm cho phép in đồng thời ra 1, 2 hoặc 3 liên với chữ được lưu trên giấy in trong thời gian rất lâu dài, phù hợp với bộ phận kế toán khi phải lưu trữ hồ sơ, chứng từ trong nhiều năm.

Máy in kim giấy A4, A5

Tuy có cùng công nghệ in nhưng máy in kim A5, A5 lại chỉ in được giấy in kim dạng tờ khổ A4 và A5. Loại náy này thường được các doanh nghiệp sử dụng để in giấy liên tục (in chứng từ, in hóa đơn...).

2. Máy in nhiệt

Máy in nhiệt là máy in hóa đơn được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường hiện nay. Với chí đầu tư tương đối rẻ, dễ dàng sử dụng khi không cần sử dụng mực in. Về lâu dài, khi sử dụng máy in nhiệt sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm một phần nào chi phí mực in; việc sử dụng không quá phức tạp vì chỉ cần thay giấy, không cần thao tác thay mực in. Máy in hóa đơn nhiệt có cơ chế vận hành là dùng tác động nhiệt của đầu in để in trực tiếp lên bề mặt giấy cảm nhiệt để tạo thành chữ in. Do đó, máy in nhiệt thường có tốc độ in nhanh, rất thích hợp cho các mô hình kinh doanh, bán lẻ, cần in hóa đơn nhanh, liên tục. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của máy in nhiệt là chữ được in ra sẽ bị mờ dần theo thời gian, thường chỉ sau từ 3-6 tháng là chữ sẽ bị mờ trên giấy. Nếu bạn cần lưu trữ dữ liệu dài hạn thì không nên sử dụng loại máy in nhiệt này.

Các loại máy in hóa đơn thông dụng

Hình ảnh máy in nhiệt

3. Máy in phun mực

Máy in phun mực có đầu in bắn giọt mực lên giấy in, thường được sử dụng nếu bạn muốn chất lượng cao, logo màu, hoặc phiếu giảm giá in trên biên lai của bạn, nhưng chi phí thay thế hộp mực khá cao.

4. Máy in hóa đơn laser

Máy in laser sử dụng diode rọi tia laser lên trống mực để tạo ra các dòng ký tự chứa tĩnh điện, các dòng ký tự này sẽ được hút lên bề mặt giấy (cũng chứa tĩnh điện đối cực) và tạo ra chữ và hình in.

Ưu điểm máy in công nghệ laser là in được khổ giấy lớn A4, A5, chữ in bền. Nhược điểm của loại máy này là tốc độ in chậm, chi phí in ấn lớn vì bạn phải thay hộp mực mỗi khi nó bị cạn. Chính vì vậy mà máy in laser hay được các doanh nghiệp sử dụng để in hóa đơn bán hàng, phiếu xuất - nhập kho, phiếu bảo hành...

II. Phân loại máy in hóa đơn theo ứng dụng

Theo ứng dụng thực tiễn, các loại máy in bill có thể được phân loại như sau:

1. Máy in hóa đơn để bàn

Là máy in hóa đơn truyền thống, bạn có thể dễ dàng bắt gặp chúng tại nhiều cơ sở kinh doanh, bán lẻ. Máy in hóa đơn để bàn cần nguồn điện cố định, có thể là nguồn cắm trực tiếp hoặc thông qua máy tính. Máy in hóa đơn để bàn thường sử dụng rộng rãi tại cửa hàng tiện lợi, quán trà sữa, cửa hàng thuốc...

2. Máy in hóa đơn di động

Máy in hóa đơn di động được thiết kế nhỏ gọn để cầm tay, sử dụng công nghệ in nhiệt; kết nối bluetooth nhằm mục đích hoàn tất các giao dịch di động, trực tiếp mà không phụ thuộc vào nguồn điện hay mạng kết nối. Máy in hóa đơn di động được ứng dụng để thu tiền điện, nước, taxi...

Các loại máy in hóa đơn thông dụng

3. Máy in order nhà bếp

Máy in order nhà bếp được trang bị cổng Ethernet để in phiếu gọi món qua mạng LAN nội bộ... Thông thường, các nhà hàng sẽ cần một hệ thống POS để làm việc này.

Các loại máy in hóa đơn thông dụng

Hình ảnh máy in order nhà bếp Epson

4. Máy POS bán hàng cầm tay

Với sự phát triển của điện thoại thông minh, các máy POS bán hàng tích hợp in hóa đơn nhỏ gọn được sử dụng phổ biến. Kích thước của các thiết bị này tương tự như một chiếc điện thoại mà ở đó, nó có thể tính toán, in hóa đơn... tiện lợi. Các thông tin đều được quản lý tại máy chủ.

Các loại máy in hóa đơn thông dụng

Các máy POS ngày càng được ứng dụng phổ biến

III. Phân loại máy in hóa đơn theo cổng kết nối

1. Máy in hóa đơn Bluetooth

Máy in hóa đơn Bluetooth được kết nối với các thiết bị điện tử khác như máy tính, laptop, điện thoại di động... thông qua Bluetooth. Nhân viên có thể đứng từ xa, điều khiển các thiết bị điện tử, xuất lệnh in và tiến hành in hóa đơn. Máy in hóa đơn Bluetooth thường có thiết kế nhỏ gọn, tính cơ động cao, dễ dàng di chuyển để thực hiện nghiệp vụ mà không phụ thuộc vào đường truyền internet/wifi để kết nối cũng như nguồn điện cắm liên tục.

Ưu điểm máy in bill Bluetooth:

- Khối lượng nhẹ: chỉ từ 0,3-0,5kg, dễ dàng mang theo bên người.

- Không phụ thuộc vào kết nối internet, 3G, Wifi.

- Không sợ mất điện vì có thể sạc pin và chuẩn bị pin dự phòng.

Hạn chế:

- Tốc độ in chậm 50-70mmm/s.

- Chỉ dùng trong không gian nhỏ khoảng 15-20m bán kính kết nối, kết nối có thể chập chờn, không ổn định.

2. Máy in hóa đơn kết nối USB

Máy in hóa đơn kết nối USB cũng là loại được sử dụng khá rộng rãi. Nó dùng một loại dây cắm vào cổng USB để kết nối với các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, từ đó in hóa đơn trực tiếp từ các thiết bị.

Ưu điểm

- Tốc độ in nhanh, ổn định do không phải tích hợp nhiều tính năng như máy in bill di động.

- Không phụ thuộc vào sự ổn định của đường truyền mạng.

- Giá thành rẻ, phổ biến, chế độ bảo hành đơn giản, nhanh chóng; dễ sửa chữa, thay thế.

Hạn chế:

- Không thể làm việc khi mất điện, bất tiện khi di chuyển cơ động.

Máy in hóa đơn USB là thiết bị rất được ưa chuộng tại các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, quán ăn bởi tốc độ in nhanh chóng, khả năng xử lý công việc trong giờ cao điểm rất cao với mức giá thành rẻ, dễ sử dụng.

3. Máy in hóa đơn cổng LAN

Hiện nay, máy in hóa đơn cổng LAN là loại máy được rất nhiều cửa hàng tiện lợi, quán cafe, giải khát lựa chọn. Đây là dòng máy phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

Để sử dụng máy in cổng LAN, bạn cần kết nối một đầu của máy in bill với cục phát wifi. Đầu còn lại, người ta sẽ kết nối với các thiết bị điện tử như laptop, máy tính để bàn hay điện thoại… Do đó, máy in cổng LAN sẽ sử dụng chung mạng internet cùng với một cục Modern.

Chỉ cần một nguồn internet, bạn đã có thể sử dụng đồng thời cho các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại và cả máy in. Qua đó giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian kết nối. Đây là dòng máy được nhiều chuyên gia khuyên dùng bởi tốc độ ổn định, chất lượng in tốt và giá thành phải chăng mà nó sở hữu. 

Ưu điểm:

- Tốc độ in cao từ 200 – 300mm/giây.

- Có thể nhận lệnh in từ nhiều thiết bị cùng một lúc. Trong cùng một thời điểm, máy in bill cổng LAN có thể nhận lệnh in đồng thời từ máy tính, điện thoại, máy tính bảng… Điều này giúp các cửa hàng, khách sạn có thể in hóa đơn nhanh chóng, dễ dàng; việc truyền tin thông suốt và hiệu quả hơn.

Hạn chế:

- Khả năng làm việc phụ thuộc vào tốc độ, đường truyền internet qua cục modern. Do đó, trong những trường hợp nghẽn mạng, lỗi mạng hay lỗi IP, máy in sẽ bị ảnh hưởng và không thể hoạt động bình thường.

- Cần phải cơ cấu lại đường dây của văn phòng để di dây cổng LAN khá bất tiện (có thể phải đục tường).

Máy in hóa đơn cổng LAN thường được sử dụng để làm máy in order nhà bếp hoặc đặt tại quầy thu ngân để tính tiền và truyền đạt thông tin.

4. Máy in hóa đơn Wifi

Với sự phát triển nhanh chóng của internet và cụ thể là Wifi, máy in hóa đơn wifi đã nhanh chóng ra đời và trở nên phổ biến. Máy in bill Wifi lấy IP trực tiếp từ cục Modem phát wifi trong nhà của bạn, sau đó kết nối với wifi và sử dụng mạng không dây như bình thường. Thông qua wifi, máy in sẽ kết nối với các thiết bị khác như điện thoại, máy tính bảng, PC để in hóa đơn.

Ưu điểm:

- Không cần dây kết nối như máy in hóa đơn cổng LAN hay USB, có thể in hóa đơn từ khoảng cách xa. Mạng Wifi thuận tiện, dễ dàng lắp đặt, khá phổ cập.

-  Tốc độ in của máy in kết nối wifi khá nhanh, lên tới 200 – 300mm/giây. 

Hạn chế:

- Phụ thuộc vào nguồn điện để kết nối wifi, mất điện sẽ mất luôn wifi.

Máy in bill wifi thường được sử dụng khi không thể kết nối dây LAN hoặc khi chủ shop muốn in hóa đơn từ xa qua các thiết bị quản lý như điện thoại hay máy tính cầm tay.

5. Máy POS tích hợp in hóa đơn

Bên cạnh các loại máy in hóa đơn truyền thống, không thể bỏ qua máy pos tích hợp in hóa đơn. Đây là một loại máy bán hàng kết hợp với khả năng in hóa đơn, khả năng chọn menu, quản lý số lượng… Các loại máy POS đang ngày càng đa dạng hơn, từ những loại máy cầm to nhỏ gọn cho đến các loại máy POS để bàn.

Hầu hết các loại máy POS kết hợp với in hóa đơn đều có độ ổn định cao. Bạn có thể vừa in hóa đơn, vừa bán hàng, quản lý đơn hàng. Đồng thời, cho phép khách hàng thanh toán qua các loại ví điện tử.

Trên đây là các loại máy in hóa đơn thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, hy vọng đã cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết cho quá trình lựa chọn máy in phù hợp. Nếu còn những thắc mắc, các bạn có thể chat ngay với chúng tôi ở biểu tượng messenger ở phía góc phải màn hình.

Thời gian làm việc:

8h đến 17h00 từ thứ 2 đến thứ 6

Thứ 7 làm việc từ 8h đến 11h45

Chủ nhật và các ngày lễ nghỉ

Thống kê truy cập

Hôm nay:
Tuần này:
Tổng cộng:
1036
3632
1064214

sơ đồ đường đi