default_mobilelogo

NÊN LÀM GÌ KHI ĐỒNG NGHIỆP ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG CAO HƠN BẠN?

Nếu một ngày nào đó bạn phát hiện ra đồng nghiệp cùng cấp có mức lương cao hơn lương bạn, bạn sẽ phản ứng ra sao? Im lặng hay lên tiếng đòi hỏi công bằng?

 

Đa số ở các công ty hiện nay, mức lương cá nhân ít được công bố và ít nhân viên nào biết mức lương của nhân viên khác. 

Dù mức lương của bạn có thể đang tốt, tuy nhiên theo diễn biến tâm lý, bạn sẽ vẫn có cảm giác giận dữ hoặc rối bời khi biết được người đồng nghiệp cùng cấp có mức lương cao hơn. Điều tốt nhất bạn cần phải làm là gạt bỏ các cảm giác này và mục tiêu cần đạt được là tăng lương. Việc thỏa thuận lương không chấm dứt sau khi bạn hoàn thành phỏng vấn và ký hợp đồng làm việc, mà sẽ còn kéo dài suốt quá trình làm việc của bạn.

Dưới đây là những điều bạn cần thực hiện để thay đổi thực tế.

 

Hãy giữ bình tĩnh

Tính bốc đồng có thể khiến bạn đi ngay vào phòng của sếp và yêu cầu ngay mức lương cao hơn. Hoặc bạn ngồi tại bàn làm việc với một suy nghĩ lởn vởn quanh đầu: “Thật ư? Sao đồng nghiệp A hay B lại có lương cao hơn mình?”.

Hãy hít thở. Hãy đi dạo. Đừng đưa ra quyết định nhất thời. Và cũng không nên chống đối lại ai. Bạn sẽ có thể nghĩ rằng “Công ty không đánh giá cao mình” hoặc “Công ty không công bằng”. Nhưng bạn phải rõ ràng. Cảm xúc là vậy, nhưng bạn phải hướng về phía trước. Bạn cần thay đổi cách bạn tự vấn bản thân mình trong những trường hợp này.

 

Dành thời gian suy nghĩ

Hãy đứng trên phương diện của sếp bạn để hiểu xem tại sao lại ra quyết định trả lương cao hơn cho đồng nghiệp. Có thể vì đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn bạn, bằng cấp tốt hơn, hoặc được săn đón từ công ty khác về.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải nghĩ về năng lực của mình, hiệu quả trong công việc và đóng góp cho công ty. Từ đó bạn có thể xem xét mức lương của mình  có tương ứng với các yếu tố này không. Nếu câu trả lời là có, bạn đã rõ và không cần lăn tăn gì thêm. Nếu ngược lại, bạn phải trao đổi ngay với sếp.

 

Trao đổi trực tiếp với cấp trên

Thường bạn có thể biết được sự chênh lệch từ tin đồn hoặc những giấy tờ tài liệu vô tình bị sót lại trên máy photocopy. Khi nói chuyện với sếp, những thông tin này không xác đáng hoặc không phù hợp. Hãy chỉ nói rằng “Tôi có biết được rằng những đồng nghiệp cùng cấp nhận nhiều lương hơn tôi cho cùng một công việc.” Bạn không nên tỏ thái độ thù hằn hoặc đòi hỏi cao, mà chỉ nên nói rằng “Tôi đã làm việc chăm chỉ và tôi yêu thích công việc tại công ty. Tôi nên làm gì để lần đánh giá năng lực nhân viên sắp tới tôi có thể được tăng lương đáng kể?” Đây được xem là mẹo để “đánh tiếng” với sếp rằng bạn không hài lòng nếu lương chỉ tăng ít. Không bao giờ đề cập đến tên đồng nghiệp. Đây là cuộc chiến của bạn và những đóng góp bạn dành cho công ty phải là tâm điểm.

 

Hiểu thêm về công ty thông qua Bộ phận Nhân sự

Nếu bạn không muốn có những bất hòa với sếp về mức lương, bạn hãy trao đổi với Bộ phận Nhân sự để hiểu thêm về bậc lương trong công ty. Từ đó bạn có thể thấy được mức độ tăng lương của mình sẽ tiến xa thế nào. Bạn hãy trao đổi trên tinh thần “tò mò và hợp tác”, và phải chuẩn bị các câu hỏi cụ thể trước khi gặp Bộ phận Nhân sự. Nếu bạn thể hiện tốt trong công việc mà lương thuộc mức thấp trong cấp độ của bạn thì Bộ phận Nhân sự phải có trách nhiệm giải thích rõ ràng cho bạn.

 

Luôn thực tế

Khi đến dịp xét tăng lương, bạn phải thực tế về mức sẽ được điều chỉnh. Trừ phi bạn được thăng chức hoặc đảm nhận thêm vai trò mới, bạn sẽ không thể có mức tăng khủng. Khi đó, cách thức giúp bạn giảm chênh lệch với mức lương đồng nghiệp là yêu cầu thêm ngày nghỉ hoặc được công ty biểu dương về các thành tích đạt được. Nếu những giải pháp thay thế này vẫn không được đáp ứng, bạn nên tìm việc mới. Đây là thời điểm giúp bạn đánh giá giá trị của bạn và xem mức đãi ngộ nào bạn xứng đáng được nhận.

 

☞ Và các nguyên tắc quan trọng cần nhớ:

   ✔ Bạn nên:

  • Suy nghĩ từ quan điểm của công ty
  • Đề ra các hướng thu hẹp khoảng cách mức lương giữa bạn và đồng nghiệp một cách sáng tạo, trong trường hợp việc tăng lương ngay lập tức là không thể
  • Hỏi thêm thông tin từ Bộ phận Nhân sự

   ✖ Bạn không nên:

  • Hấp tấp, giận dữ. Sự khó chịu của bạn là hoàn toàn dễ hiểu, tuy nhiên bạn phải bình tĩnh và rõ ràng.
  • Nêu tên đồng nghiệp có lương cao hơn trong lúc đánh giá năng lực cuối năm và thỏa thuận lương mới.
  • Tiếp tục công việc đang làm nếu mức lương thấp hơn mức thị trường. 


Hy vọng hướng giải quyết trên sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng, ổn thỏa với năng lực của mình. Chỉ khi nào, tâm trạng thoải mái, sự cống hiến của bạn được đáp trả xứng đáng, bạn mới có thể gắn bó lâu dài và hết mình phấn đấu xây dựng công ty.

Thời gian làm việc:

8h đến 17h00 từ thứ 2 đến thứ 6

Thứ 7 làm việc từ 8h đến 11h45

Chủ nhật và các ngày lễ nghỉ

Thống kê truy cập

Hôm nay:
Tuần này:
Tổng cộng:
362
1096
1065983

sơ đồ đường đi